A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TÌNH YÊU SÁCH GIỮA MÙA DỊCH

Trường Tiểu học Dị Sử đã triển khai tổ chức Ngày sách Việt Nam lần thứ 7 với chủ đề: “Tình yêu sách giữa mùa dịch

        Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Đọc sách chính là một quá trình tích lũy kiến thức, không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn.

        Từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày sách Việt Nam. Năm nay, theo Chỉ thị 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho Cục xuất bản, In và Phát hành phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Hội sách trực tuyến Quốc gia chào mừng Ngày sách Việt Nam lần thứ 7.

       Thực hiện Công văn số Số: 608/SGDĐT-GDTrH-GDTX V/v tổ chức Ngày sách Việt Nam lần thứ 7 trong các cơ sở giáo dục, ngày 15 tháng 04 năm 2020 của Sở GD&ĐT Hưng Yên, Trường Tiểu học Dị Sử đã triển khai tổ chức Ngày sách Việt Nam lần thứ 7 trong nhà trường.

        1. Nội dung đã thực hiện:

       Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Trường Tiểu học Dị Sử đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam phù hợp, sát đặc điểm nhiệm vụ, bảo đảm chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 đồng thời đạt hiệu quả thiết thực. Cụ thể:

      - Tuyên truyền về mục đích và ý nghĩa của việc đọc sách: Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của sách; tôn vinh giá trị của sách, khuyến khích xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng đến tất cả các đồng chí CBGV-NV, các em HS và toàn thể PHHS qua hệ thống SMS, Zalo, Messenger, …

      - Chia sẻ với cha mẹ học sinh cách đọc sách cùng con: Chọn cuốn sách phù hợp với trình độ đọc của con và cùng con phân vai đọc cuốn sách đó. Cha mẹ có thể nêu một số câu hỏi để củng cố và khắc sâu nội dung và ý nghĩa cuốn sách cho con.

     - Phát động phong trào viết, vẽ về cuốn sách: Phối hợp với giáo viên (nhất là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn Tiếng Việt, Mĩ thuật) phát động tới các em học sinh đọc viết cảm nhận, ý nghĩa về cuốn sách hoặc vẽ một nhân vật mà mình yêu thích trong những câu chuyện đã đọc.

     Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm các lớp tổ chức hướng dẫn việc đọc sách, mượn sách điện tử qua hệ thống trang Book365.vn và hướng dẫn sử dụng phần mềm học trực tuyến trong hệ thống trường học.

      2. Kết quả đạt được:

      - Toàn thể CBGV-NV và các em học sinh trong nhà trường đã hưởng ứng nhiệt tình phong trào đọc sách, nhất là trong tình hình giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 này. Đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày, đọc những lúc rảnh rỗi, tìm đọc những cuốn sách, báo truyện hay, bổ ích, chia sẻ đến mọi người,…

 

 

 

 

     - Phong trào đọc sách giấy, sách điện tử đã lan tỏa tới tất cả cha mẹ học sinh và những người thân trong gia đình các em cùng tham gia: Bố mẹ hướng dẫn các em học sinh, cùng con tìm và đọc những cuốn sách hay, bổ ích phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng; các em học sinh thì đọc và chia sẻ những câu chuyện với ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình, và bạn bè,… Qua đó, gắn kết tình yêu thương, quan tâm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người thân trong gia đình, gắn kết tình cảm bạn bè giữa mùa đại dịch.

 

 

 

 

      - Cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường được tiếp cận công nghệ thông tin điện tử, tiếp nhận thêm nhiều kiến thức và kĩ năng sống trong cuộc sống xung quanh mình, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, kiến thức toàn diện cho mỗi chúng ta.

 

 

 

 

 

        

       Với mục đích cao cả tôn vinh văn hoá đọc, khẳng định vị thế xã hội và tầm quan trọng của việc đọc sách báo – một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần và truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam. Ngày hội đọc sách của thầy và trò nhà trường còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lan tỏa tình yêu sách, văn hoá đọc bằng các hình thức phong phú, đa dạng đến tất cả mọi người xung quanh.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NHÀ TRƯỜNG


Tổng số điểm của bài viết là: 36 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết