NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM 2024 - GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Năm nay, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam diễn ra từ 15/4 đến hết 01/5 trên phạm vi cả nước với các thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”. Đặc biệt, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay gắn liền với chuyển đổi số, với mục tiêu đưa sách đến với nhiều người đọc hơn.
Theo kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông, các hoạt động năm nay theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng công nghệ, chuyển đổi số như: Hội sách trực tiếp; Hội sách trực tuyến trên các nền tảng công nghệ; Hội sách trực tiếp kết hợp với trực tuyến; Hội sách thanh toán không sử dụng tiền mặt; đổi điểm thưởng tích lũy của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại lấy quà tặng bằng sách; kết hợp truyền thông, quảng bá sách và văn hóa đọc trên các chuyên mục báo điện tử, mạng xã hội.
Văn hóa đọc là gì?
Văn hóa đọc là một khái niệm rộng lớn bao gồm thói quen, thái độ, giá trị và hành vi liên quan đến việc đọc của cá nhân và cộng đồng. Nó không chỉ đơn giản là việc đọc sách mà còn bao gồm việc đánh giá, hiểu và tận dụng thông tin và kiến thức thu được qua quá trình đọc. Văn hóa đọc phản ánh mức độ quan trọng mà một xã hội hoặc cộng đồng đặt vào việc đọc làm phương tiện học tập, giải trí và phát triển cá nhân.
Đặc điểm của văn hóa đọc
Thói quen đọc: Tần suất và lượng thời gian mà một người dành cho việc đọc, bao gồm sách, báo, tạp chí, và nội dung số.
Sự đa dạng và chọn lọc: Loại tài liệu mà người đọc lựa chọn, từ văn học, khoa học, giáo dục đến giải trí.
Hiểu biết và phân tích: Khả năng phân tích và suy luận từ nội dung đã đọc, cũng như áp dụng kiến thức và thông tin vào cuộc sống hàng ngày.
Chia sẻ và thảo luận: Việc chia sẻ thông tin, ý tưởng, và suy nghĩ với người khác thông qua các cuộc thảo luận, hội nhóm đọc sách, và các nền tảng trực tuyến.
Hưởng ứng: Sự ủng hộ và tạo điều kiện phát triển văn hóa đọc từ gia đình, trường học và cộng đồng.
Tầm quan trọng của văn hóa đọc
Phát triển cá nhân: Đọc mở rộng kiến thức, cải thiện từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ, nâng cao khả năng suy nghĩ phản biện.
Hiểu biết sâu rộng về xã hội: Giúp hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề xã hội, văn hóa và con người từ khắp nơi trên thế giới.
Giải trí và thư giãn: Đọc là một hình thức giải trí lành mạnh, giúp giảm stress và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu: Là nền tảng cho việc học tập và nghiên cứu trong mọi lĩnh vực kiến thức.
Văn hóa đọc cần được nuôi dưỡng và phát triển từ gia đình, trường học và cộng đồng, với việc tạo ra môi trường khuyến khích và hỗ trợ việc đọc.
Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam 21/04
Ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy 21/04 hằng năm là ngày Sách Việt Nam. Sau đó, để đưa Văn hóa đọc được phổ biến rộng rãi hơn, ngày 04/11/2021, Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Ngày Sách và Văn hóa Đọc Việt Nam, thay thế cho Ngày Sách Việt Nam trước đó. Sự kiện này vẫn được tổ chức vào ngày 21/04 hàng năm nhằm thúc đẩy và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam là một dịp quan trọng nhằm khẳng định vai trò của sách trong việc nâng cao tri thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục, đồng thời rèn luyện nhân cách con người. Song đó, sự kiện này còn thúc đẩy phong trào đọc sách trong cộng đồng, góp phần xây dựng một môi trường học tập tích cực, từ gia đình đến cơ quan, tổ chức và trường học.
Theo Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức các hoạt động trong Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, gắn với các hoạt động sinh hoạt chuyên đề hoặc lồng ghép các sự kiện, hoạt động chính trị của cơ quan, đơn vị. Đeo băng rôn, khẩu hiệu chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại các trụ sở hoặc truyền thông trên trang tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
Ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hướng đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc. Sách là kho tàng tri thức vô tận, là nguồn tài nguyên quý giá cho sự phát triển của mỗi cá nhân và xã hội. Đọc sách giúp con người mở rộng tầm nhìn, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện tư duy, hoàn thiện nhân cách. Việc xây dựng văn hóa đọc là góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.
Khuyến khích mọi người đọc sách
Ngày này nhằm khuyến khích mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, hình thành thói quen đọc sách. Đọc sách cần được vun đắp từ nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường để rèn luyện khả năng tư duy. Mỗi gia đình nên xây dựng tủ sách, khuyến khích con em đọc sách mỗi ngày. Các trường học cần tổ chức các hoạt động khuyến đọc, tạo môi trường đọc sách thân thiện, hấp dẫn cho học sinh. Các cơ quan, tổ chức cũng cần tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên đọc sách, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
Phát triển phong trào đọc sách
Phát triển phong trào đọc sách là góp phần xây dựng xã hội học tập. Xã hội học tập là xã hội mà mọi người đều có ý thức học tập suốt đời, học tập để phục vụ công việc, phục vụ cuộc sống và phát triển bản thân. Đọc sách là một trong những con đường quan trọng để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ như vậy.
Tôn vinh giá trị của sách
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cũng là dịp để tôn vinh giá trị của sách, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của sách trong đời sống. Sách là người thầy, người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Đó cũng là nguồn tri thức vô tận, là kho tàng văn hóa của nhân loại. Đọc sách giúp con người mở rộng tầm nhìn, bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách.
Nội dung tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam bao gồm Tuyên truyền giá trị, ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, với thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc", "Sách quý tặng bạn", "Tặng sách hay - Mua sách thật", "Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe";
Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kiến thức về xu hướng đọc, chia sẻ thông tin về cách sử dụng công nghệ, nền tảng số,... Tổ chức các câu lạc bộ đọc sách trực tuyến, tạo các nhóm đọc sách trực tuyến nhằm thảo luận về các tác phẩm thông qua các nền tảng số như Google Meet, Skype, Zoom, ... Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, về giá trị của sách cũng như văn hóa đọc, ...
Thực hiện Công văn Số: 242/CV-PGDĐT ngày 08 tháng 04 năm 2024 của Phòng GD&ĐT thị xã Mỹ Hào về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam và Cuộc thi vẽ tranh theo sách năm 2024.
Trường Tiểu học Dị Sử xin gửi bài tuyên truyền về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 đến cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh trong trường; phối hợp và lồng ghép các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 và tham gia các sự kiện khác. Cụ thể:
1. Cán bộ phụ trách thư viện, phối hợp với Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch tổ chức "Ngày hội đọc sách" trong toàn trường.
2. Tham gia Cuộc thi vẽ tranh theo sách (do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thư viện tỉnh tổ chức):
- Thời gian: Dự kiến từ 7 giờ 30 phút, ngày 20/04/2024 (thứ Bẩy).
- Địa điểm: Tại Trung tâm Văn hóa và Truyền thanh thị xã Mỹ Hào.
3. Tham gia chương trình phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024; nói chuyện chuyên đề, giao lưu về sách và văn hóa đọc; trưng bày, giới thiệu sách, xếp mô hình sách nghệ thuật; trao giải Cuộc thi vẽ tranh theo sách.
- Thời gian: Dự kiến từ 8h00, ngày 21/04/2024 (Chủ Nhật).
- Địa điểm: Tại Trung tâm Văn hóa và Truyền thanh thị xã Mỹ Hào.
Hơn cả một sự kiện, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là lời kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể, tổ chức hãy dành thời gian cho sách, nuôi dưỡng tình yêu đọc sách trong chính mình. Bởi sách là kho tàng tri thức vô giá, giúp con người mở rộng tầm nhìn, bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện tư duy và hoàn thiện bản thân.
Các cá nhân, tổ chức, trường học, cơ quan cùng chung tay để biến mỗi ngày thành Ngày Sách, biến mỗi gia đình thành một thư viện thu nhỏ, và hãy cùng nhau xây dựng một Việt Nam ham đọc, biết đọc và sáng tạo. Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà con người có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng qua internet và mạng xã hội, việc đọc sách giúp ta chọn lọc, tiếp nhận thông tin một cách có hệ thống, hiệu quả, tránh bị nhiễu bởi những nguồn tin sai lệch.
Trân trọng cảm ơn!