NHỮNG CÂU TRUYỆN CỔ TÍCH HAY VỀ LÒNG NHÂN ÁI, DẠY CÁC EM BIẾT YÊU THƯƠNG
Trong cuộc sống, lòng nhân ái, sự san sẻ mà không tính toán thiệt hơn chính là những hạt giống yêu thương góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, hòa bình và tiến bộ. Trong cuộc sống, lòng nhân ái, sự san sẻ mà không tính toán thiệt hơn chính là những hạt giống yêu thương góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, hòa bình và tiến bộ.
Điều tuyệt vời nhất nằm trong những câu chuyện cổ tích chính là nỗ lực giữ gìn cái thiện trong tâm hồn con người. Dẫu qua bao nhiêu thời gian, truyện cổ tích vẫn luôn giữ trọn thiên chức của mình, đó là ngợi ca tấm lòng nhân hậu, truyền thống “Thương người như thể thương thân”.
CHÀNG QUÂN TỬ
Chàng Quân Tử là một câu chuyện cổ tích rất hay trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Câu chuyện là bài học cho chúng ta về cách sống lòng nhân hậu tình yêu thương và không làm tổn hại đến các loài vật, nhất định sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng.
Ngày xưa, có một anh chàng nghèo sống một thân một mình. Anh thường ăn ở nhân đức với mọi người, lòng nhân đức của anh còn ban phát đến cả giống vật. Bởi thế người ta quen gọi anh là Quân Tử.
Trong nhà có bao nhiêu của nả, anh lần lượt đem ra giúp đỡ cho người nguy kẻ khó, còn mình thì sống rất đạm bạc. Một hôm, gần ngày giỗ cha, Quân Tử có để dành được mấy bát gạo nếp và một con gà để làm giỗ. Có một con chuột hôm ấy chui vào hũ gạo, và một con cáo ban đêm định lẻn vào nhà Quân Tử bắt gà. Quân Tử đều phát hiện được tuy nhiên đều không giết hay bắt giữ chúng mà chỉ thả chúng đi. Đến ngày giỗ cha, Quân Tử đồ xôi luộc gà, thắp hương đèn sửa soạn vào làm lễ, thì một chú ruồi đánh hơi bay đến đậu vào cỗ xôi đánh chén thỏa thích. Nhưng Quân Tử đã nhanh tay quơ được. Bị kẹt chặt, ruồi ta hết đường giãy giụa, chắc là khó thoát cái chết. Nhưng rồi ruồi cũng may mắn được thả ra. Tiếng đồn về lòng nhân đức của Quân Tử vang khắp nơi. Buổi ấy nhà vua đang muốn kén chọn người tài đức để gả công chúa. Nghe tin đồn về Quân Tử, vua bèn sai quan quân đi triệu về kinh. Nhưng khi gặp mặt Quân Tử, thấy anh ăn nói không được lễ phép thì vua không được hài lòng. Để tiện từ chối, vua bèn đưa ra ba thử thách lớn cho Quân Tử, Quân Tử tin rằng mình đã hết cơ hội làm phò mã. Thì những động vật ngày trước Quân Tử đã tha chết, lần lượt quay về giúp chàng. Nhờ có giúp đỡ của các loài vật mà mình đã từng cứu Quân Tử đã vượt qua ba thử thách của nhà vua một cách dễ dàng. Thấy cả ba lần anh đều thắng cuộc, vua đành vui lòng nhận anh là phò mã. Khi vua chết, vì không có con trai nối dõi nên Quân Tử được các quan đưa lên ngôi.
Câu chuyện ngợi ca lòng nhân hậu của Quân Tử biết yêu thương con người và cả động vật. Tiếng Lành đồn xa chàng không những được vua biết đến mà còn được triệu làm phò mã, sau này nhờ đức tính mà khi vua cha mất chàng còn được các quan đưa lên ngôi làm vua. Sống ở trên đời có lòng nhân hậu biết yêu thương mọi người xung quanh, biết yêu thương động vật dù chỉ là một con ruồi thì nhất định sẽ có một ngày chúng ta nhận được những hạnh phúc xứng đáng.
CHÀNG NGỐC VÀ CON NGỖNG VÀNG
Chàng Ngốc và con ngỗng vàng là câu chuyện cổ Grimm, kể về một chàng Ngốc hiền lành tốt bụng, biết giúp đỡ người khác đã được sống hạnh phúc bên công chúa. Truyện Chàng Ngốc và con ngỗng vàng là câu chuyện cổ tích xoay quay một nhân vật được những người xung quanh gọi với tên là Ngốc. Anh là người con trai út trong số ba anh em của gia đình người làm nông. Hai vợ chồng người làm nông có bao nhiêu đồ ngon của lạ đều dồn cả vào hai người anh, còn chàng út thì dại khờ ngốc nghếch nhưng lại rất tốt bụng, nên người ta gọi chàng là chàng Ngốc.
Ngốc thường bị khinh rẻ, chế giễu và không được tham gia vào việc gì trong gia đình. Tuy được cha mẹ quan tâm tuy nhiên hai người anh của chàng Ngốc lại ích kỷ và tham lam, một ngày nọ khi vào rừng đốn củi thì hai người anh đều gặp một ông lão nhỏ bé, tóc hoa râm, xin sự giúp đỡ, tuy nhiên hai người anh với bản tính ích kỷ đều không chịu giúp ông lão ấy và đuổi ông lão đi.
Nhưng điều bất ngờ đã đến hóa ra ông lão nhỏ bé ấy là và một vị tiên của khu rừng, hai người anh ngay sau đó phải nhận lấy hậu quả. Hai người anh bị thương không thể đốn củi được chàng Ngốc xin được nhận việc đi đốn củi và được cha mẹ đồng ý, vào tới khu rừng ông lão lại xuất hiện và cầu xin sự giúp đỡ từ chàng Ngốc, Ngốc với bản tính hiền lành nhân hậu đã sẵn sàng chia miếng bánh cho ông Lão. Ông Lão cảm động trước sự nhân hậu của chàng Ngốc liền chỉ chỗ cho chàng gốc cây và chàng Ngốc đã tìm thấy một con ngỗng vàng.
Đêm xuống chàng Ngốc nghĩ chân tại quán trọ, chủ trọ có ba cô con gái vì bất ngờ với con ngỗng vàng nên đã chạm vào nào ngờ bị dính chặt với con ngỗng. Đến sáng hôm sau khi trên đường về nhà Ngốc ôm theo con ngỗng vàng và ba cô gái vẫn bị dính chặt vào con ngỗng, một lát sau lại có thêm những người khác tò mò và chạm vào đoàn người của chàng Ngốc và họ cũng bị dính chặt không thể rời ra. Khi đoàn người đi qua kinh thành, vì thấy đoàn người lếch thếch theo nhau nên nàng công chúa đã bật cười thành tiếng, rồi không kìm lại được nữa, nàng cứ khanh khách cười mãi. Đức vua đã hứa ai làm cho công chúa cười thì vua sẽ gã công chúa cho người đó. Ngốc yêu cầu vua thực hiện lời hứa thì vua lại đưa cho chàng rất nhiều thử thách, chàng chỉ biết chạy vào khu rừng tìm lại ông lão hôm nọ nhờ sự trợ giúp. Với sự trợ giúp của ông lão chàng Ngốc đã hoàn thành được tất cả thử thách của nhà vua và lấy được công chúa.
Câu chuyện cho chúng ta thấy được dù không thông minh tài giỏi nhưng chàng Ngốc lại có đức tính thật thà, nhân hậu biết yêu thương người khác và cuối cùng chàng Ngốc đã có được hạnh phúc của riêng mình. Câu chuyện ngợi ca lòng nhân hậu, tình yêu thương của con người. Bên cạnh đó câu chuyện cũng phê phán sự ích kỷ, tham lam của con người thông qua nhân vật hai người anh trai của Ngốc. Con người sống trên đời nên có tấm lòng nhân hậu biết yêu thương mọi người, nếu ích kỷ thì chắc chắn sẽ nhận lại những điều không may mắn.
NÀNG TIÊN ỐC
Thủa ấy có một bà già nghèo sống độc thân. Bà phải tự mình ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc để kiếm sống qua ngày. Tình cờ một hôm, bà bắt được một con ốc, vỏ nó phủ một màu xanh biếc trông rất lạ, rất xinh. Vì vậy bà không nỡ bán mà đem thả vào một chum nước.
Không hiểu sao từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy một điều lạ lắm. Dường như có một bàn tay nội trợ khéo léo nào đó đã giúp bà làm hết mọi chuyện trong nhà. Từ quét dọn nhà cửa, vun xới vườn tược, cho lợn gà ăn uống đầy đủ no say đến mâm cơm dọn sẵn lên bàn, tươm tất đâu vào đấy. Bà quyết định tìm ra nguyên nhân sự lạ ấy. Một hôm bà giả vờ đi làm như mọi ngày, đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm chỗ kín, ngồi rình xem chuyện gì đã xảy ra ở nhà mình. Bỗng nhiên, bà thấy một người con gái từ trong chum nước bước ra. Nàng đẹp như một cô tiên giáng trần, tuổi độ mười tám đôi mươi. Nàng mặc một bộ đồ màu xanh da trời, dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyển. Gương mặt nàng xinh xắn như một tố nữ trong tranh. Nước da trắng ngần, đôi môi hồng thắm chúm chím cười duyên như đóa sen hồng sắp nở. Nàng bước vào nhà dọn dẹp,… Bà nhẹ nhàng đến bên chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra từng mảnh. Nghe động, người con gái vội vàng trở lại chum nước để chui vào vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Bà nhìn cô gái rồi nói:
– Con gái ơi! Hãy ở lại đây với mẹ!
Từ đó cô trở thành đứa con yêu của bà. Hai mẹ con họ sống thật đầm ấm hạnh phúc.
(Sưu tầm)