A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

3 MỤC TIÊU GIÁO DỤC TIỂU HỌC QUAN TRỌNG NHẤT BẠN NÊN BIẾT!

Để có một chương trình giáo dục tiểu học thành công, điều đầu tiên cũng quan trọng nhất là cần xác định mục tiêu giáo dục tiểu học là gì? Bạn có biết đó là những mục tiêu nào? Cần làm gì để biến những mục tiêu đó trở thành hiện thực? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm bắt được thông tin về vấn đề này nhé!

             Các mục tiêu giáo dục tiểu học quan trọng

           Hiện nay, có khá nhiều mục tiêu để phát triển ngành giáo dục tiểu học, tuy vậy có 3 mục tiêu đóng vai trò nền tảng và quan trọng nhất. Đó là đào tạo đạo đức và nhân cách, đào tạo kiến thức, đào tạo kỹ năng sống. Dưới đây là những phân tích cụ thể:

            1. Đào tạo đạo đức và nhân cách

           Đào tạo đạo đức và nhân cách được xem là một trong những mục tiêu đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là khoảng thời gian hình thành nhân cách của trẻ. Thời điểm này trẻ bắt đầu bước vào môi trường hoạt động thực thụ nên việc giáo dục cho trẻ biết thương yêu và quan tâm tới những người xung quanh mình là rất cần thiết. Trẻ phải hiểu được ý nghĩa của việc biết ơn, học cách cảm ơn và xin lỗi. 

          Ngoài ra, giáo viên cần tạo được cho trẻ thói quen biết sẻ chia với những người không may mắn để nuôi dưỡng lòng tốt trong tâm hồn của trẻ. Đây được xem là bước định hướng nhân cách cho trẻ. Nó đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu đào tạo đạo đức và nhân cách của giáo dục tiểu học hiện nay.

           2. Mục tiêu đào tạo kiến thức

          Đào tạo kiến thức là mục tiêu giáo dục tiểu học tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến. Ở cấp tiểu học thì học sinh cần luyện tập khả năng đọc, viết, làm các phép toán và tìm hiểu những kiến thức về tự nhiên xã hội… Những kiến thức này được chuẩn bị để phù hợp với khả năng tiếp thu của các em. Không quá nhồi nhét khiến học sinh cảm thấy bị đè nặng áp lực bài vở.

           Để đạt được mục tiêu này một cách tốt nhất thì đội ngũ giáo viên tiểu học cần phổ cập giáo dục tiểu học và có sự đa dạng trong phương pháp dạy học, đổi mới các truyền đạt kiến thức. Giáo án cần thường xuyên được đổi mới để trẻ hứng thú hơn với việc học. Bên cạnh các kiến thức trong sách giáo khoa thì những kiến thức về đời sống sẽ giúp các em có sự tìm tòi, khám phá và phát huy khả năng tư duy, liên hệ của mình.

           3. Đào tạo về kỹ năng sống

           Những kỹ năng sống là điều vô cùng quan trọng với một cá nhân. Ngành giáo dục tiểu học đang có sự chú trọng về việc thực hiện mục tiêu đào tạo kỹ năng sống. Ngoài việc phát triển nhân cách và kiến thức thì các em cần được đào tạo những kỹ năng cần thiết và phù hợp với lứa tuổi. Có như vậy thì mới đảm bảo việc trẻ có thể phát triển một cách toàn diện được. Một số kỹ năng mà các em cần được đào tạo như ý thức tự giác học bài, biết giúp đỡ bố mẹ, bạn bè, tích cực và hòa đồng tham gia các hoạt động tập thể, có khả năng làm việc theo đội nhóm, khả năng tự vệ khi xảy ra tình huống nguy hiểm.

                                                                                                                                                                (Sưu tầm)


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết